Page 207 - 陳長慶短篇小說集
P. 207

tuyển tập TRUYỆN NGẮN TRẦN TRƯỜNG KHÁNH  bắt”, “muốn đánh thì đánh”, “muốn hỏi tội thì hỏi tội”, “muốn thả thì thả” đó, pháp luật một chiều đã cướp đi quyền lợi đáng có của người dân. Một câu nói của quan to chính là mệnh lệnh, ai dám không phục tùng? Nên làm gì có giấy tờ, bằng chứng nào được giữ lại? Trong hoàn cảnh khó khăn đó, người bị hại muốn đòi bồi thường theo luật thì nào có dễ dàng, phải nói là gian nan không kể xiết. Những điều đó đã khiến tôi dựa vào bản phán quyết ngày ấy để viết lên tác phẩm Xe khách công cộng nhân dân nhằm ghi chép lại giai đoạn lịch sử đó. Điều này không chỉ giúp con cháu đời sau có thể hiểu hơn về thời kỳ giới nghiêm khủng khiếp, mà còn giúp họ cảm nhận được những nỗi đau, tai họa cả về tinh thần lẫn thể xác mà người dân đã phải chịu đựng. Trong thời kỳ giới nghiêm, Kim Môn còn có một số sĩ quan cấp tá, cấp úy hết tuổi phục vụ quân ngũ. Dưới sự giới thiệu của bạn bè hoặc quan lớn tuổi khác, những người này nhận được vài chức vụ ở chính phủ, đặc biệt số lượng người giữ chức nhỏ như Chỉ đạo viên trong thôn thì nhiều không kể xiết. Tuy rằng đa số họ đều sinh sống hòa thuận với người dân đảo, thậm chí cũng có trường hợp kết hôn với phụ nữ trên đảo. Nhưng cũng có một vài trường hợp nghĩ rằng người dân hiền lành dễ bắt nạt, bèn lợi dụng chức quyền lên mặt, hành hạ người dân trong thôn. Tôn Rỗ là một trường hợp điển hình như thế. Y vừa muốn rượu thịt, vừa muốn đàn bà, sự xấu xa đốn mạt thật khiến người ta tức tối. Nhưng ông trời có mắt, cuối cùng Tôn bị chết trong bom đạn. Kết cục này liệu có thể gọi là báo ứng ngay trong kiếp này không? Điều này thì không ai dám chắc. Người duy nhất thương cảm cho Tôn lại chính là những người dân hiền lành trong thôn. Tận mắt nhìn 23 23 


































































































   205   206   207   208   209