Page 403 - 陳長慶短篇小說集
P. 403
tuyển tập TRUYỆN NGẮN TRẦN TRƯỜNG KHÁNH thím Tú Xuân, vốn là người không có con, chồng đi biền biệt vô âm tín, làm con nuôi một cách vô điều kiện. Năm ấy thím Tú Xuân đã ngoài năm mươi, nếu chồng thím sau đám cưới một tháng không đi biệt đến Nam Dương kiếm sống, thì con của thím cũng đã lớn như thế này, sao có thể nhận bé gái bằng tuổi với con mình làm con nuôi? Nhưng do muốn có chỗ nương cậy về già, nên tạm thời đành phải nhận nuôi nó. Khi thím Tú Xuân xin nhập hộ khẩu cho nó, chỉ đổi họ Trương thành họ Lý, tên cũ vẫn giữ nguyên, nhưng cũng đặt tiểu danh là Võng Yêu Tử. Nếu giải thích bằng tiếng Mân Nam, “Võng Yêu” phát âm giống như “Võng Dục”, có nghĩa là nuôi cho có(1). Cho dù tên mà thím Tú Xuân đặt riêng cho nó cũng có ý nghĩa, song nghe có vẻ tầm thường. Nhưng tầm thường thì tầm thường, lâu rồi thành quen, cho dù sau này lớn lên làm bà này bà nọ được mọi người hâm mộ, hoặc là một bà nội trợ hay người nông dân đầu tắt mặt tối suối đời, cái tên tầm thường Võng Yêu Tử sẽ thay thế tên chính thức Lý Anh Đào, được bạn bè và người trong làng gọi mãi đến trăm năm sau. Nói chung, con gái nuôi không phải do mình sinh ra, nên thường bị cha mẹ nuôi ngược đãi, mà người đời gọi là “khổ 1. Nuôi cho có: Do tư tưởng trọng nam khinh nữ, người Đài Loan thường đặt tên con gái mới sinh là “Võng Yêu” 罔腰, từ này trong tiếng Mân Nam đồng âm với “võng dục” 罔育 /bóng- io/, có nghĩa là tạm nuôi, nuôi cho có, ý nói không muốn chào đón bé gái này, nhưng dù sao cũng đã sinh ra nên cứ để lại nuôi dưỡng. 219 219